Du lịch outbound của Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng thần tốc trước thời điểm bùng phát COVID-19. Đây được coi là động lực quan trọng cho du lịch địa phương bởi thị trường nhộn nhịp đầy khả quan cũng như mức chi tiêu du lịch quốc tế ngày càng tăng. Đại dịch đã làm kìm hãm du lịch nói chung và trong đó, ngành du lịch outbound của Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy vậy, ngành công nghiệp “không khói” này cũng dần phục hồi trở lại sau khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Có thể nói, đây là tín hiệu đầy khả quan để mở ra nhiều cơ hội phát triển mới trong tương lai.
Báo cáo này sẽ trình bày một số thay đổi mới nhất trong hành vi du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam hậu COVID-19 qua cuộc khảo sát gần đây được thực hiện với hơn 900 người Việt Nam ra nước ngoài với vai trò là khách du lịch.
Du lịch Outbound của Việt Nam hồi phục nhanh hơn dự đoán
Mong muốn kết nối lại với du lịch nước ngoài sau đại dịch.
Có đến ⅔ du khách Việt xem việc đi du lịch là một hoạt động nên diễn ra thường xuyên và thỏa mãn đam mê. Trong đó, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và thăm thân chiếm phần lớn. Có thể thấy người Việt rất mong muốn có một kỳ nghỉ thư giãn, thoải mái sau khoảng thời gian bị phong tỏa.

Lo lắng về sự an toàn đã giảm dần theo thời gian
Không khí căng thẳng lo âu khi xuất ngoại bao trùm ngành du lịch đã giảm xuống đáng kể từ giữa năm 2022. Từ năm 2023 trở đi, người Việt sẽ đi du lịch với một tâm lý thoải mái hơn nhiều và bớt lo lắng khi nói về vấn đề an toàn.
Nhu cầu bị dồn nén đã thúc đẩy các chuyến đi trong và ngoài nước được thực hiện
Theo khảo sát thu được, có đến 88,5% khách du lịch Việt Nam đã thực hiện các chuyến đi cả trong và ngoài nước trong 9 tháng đầu năm. Đây là sự phục hồi mạnh mẽ đối với nền du lịch trong và ngoài nước, hứa hẹn một sự phát triển mới đầy khả quan hơn trong tương lai.
Các điểm nổi bật của du lịch Outbound Việt Nam 2022
Mùa du lịch cao điểm ở Việt rơi vào khoảng từ tháng 6-9. Đây là khoảng thời gian học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên các gia đình và hội bạn bè thường tận dụng để đi nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe.
Người Việt có xu hướng lên kế hoạch dưới 1 tháng trước chuyến đi và ưu tiên đặt chỗ linh hoạt để có thể thay đổi lịch trình dễ dàng do những phát sinh không mong muốn gây ra. Trong đó, Top 3 điểm đến outbound được ưa thích nhất là Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc. Các hoạt động được ưa thích tại điểm đến thường thấy nhất là tham quan, khám phá ẩm thực địa phương và mua sắm.

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến là chi phí chuyến đi và độ phủ về thông tin an toàn tại điểm đến. Về hành vi chi tiêu, 65% người được hỏi chi nhiều hơn cho các chuyến đi gần đây của họ so với thời điểm năm 2019. Điều này rõ ràng là kết quả của sự dồn nét trong việc hạn chế đi lại ở thời điểm diễn ra dịch bệnh.
Nguồn: The Outbox
Tạm kết
Với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành sẽ cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn vàng “bùng nổ”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh với CHI PHÍ 0Đ (hoàn toàn miễn phí) cùng vô số lợi ích khác về quảng bá thương hiệu, phần mềm GetGoo Travel sẽ là một giải pháp công nghệ vô cùng tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay Demo đầy đủ tính năng phần mềm qua số HOTLINE: 0333376999 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
