Du lịch lữ hành là một ngành kinh tế đặc thù có tính liên ngành, liên vùng, đa lĩnh vực vì thế các vị trí công việc trong các doanh nghiệp nghiệp cũng yêu cầu nền tảng kiến thức khá rộng, kỹ năng thành thạo và những tố chất đặc biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những vị trí công việc lữ hành đặc trưng trong doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam hiện nay.
IV. Nhân viên Marketing Du lịch Lữ hành
Hiểu đơn giản, Marketing du lịch là tất cả các hoạt động quảng cáo và tiếp thị mục tiêu hướng tới khách hàng, nhằm cung cấp thông tin chương trình sản phẩm, dịch vụ về du lịch: dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển, tư vấn thông tin và các khu vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh, di tích…qua đó thúc đẩy sự phát triển, tạo dựng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày một tăng, có điều kiện quan tâm nhiều hơn về các tour du lịch trong và quốc tế. Nhu cầu cao ngành du lịch cần lượng nhân sự để đảm bảo sự vận hành trơn tru trong công việc và nhân viên Marketing du lịch cũng nằm trong số đó. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số khi mạng xã hội lên ngôi, các phương tiện truyền thông đại chúng luôn có sự dịch chuyển, hiện đại hơn, bắt trend nhanh nhạy cùng thế hệ trẻ yêu thích công nghệ và những điều mới lạ. Chính vì thế, sự cạnh tranh về thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng ngày một khắc nghiệt hơn, đòi hỏi đội ngũ Marketing cần chủ động, có kỹ năng, nhiệt huyết và học hỏi mỗi ngày để mang đến giá trị đích thực cho công ty.
1. Công việc của nhân viên Marketing du lịch
Lượng công việc và cách triển khai nội dung công việc của nhân viên Marketing du lịch không cố định và giống nhau như nhiều ngành nghề khác. Điều này tùy thuộc vào định hướng, nhóm sản phẩm/dịch vụ, mục tiêu và sự đầu tư của công ty đó dành cho Marketing. Tuy nhiên về cơ bản, người làm Marketing du lịch đều đảm nhiệm những công việc sau:
- Lập kế hoạch dự án Marketing: Nhân viên sẽ tham gia vào nghiên cứu thị trường, tệp khách hàng, sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ, nắm bắt trend mới được công chúng quan tâm, lên danh sách các KOC/KOLs, người nổi tiếng, cơ quan báo đài, trang tin…để hợp tác trong quá trình quảng bá, tiếp thị. Sau khi đã phân tích, ghi chú và tìm hiểu nhân viên sẽ có cái nhìn rõ rệt bao quát nhất thị trường du lịch trong thời điểm đó rồi hướng tới phân khúc khách hàng phù hợp với công ty mình hướng tới.
- Triển khai dự án marketing: Công việc này bao gồm (xây dựng nội dung trên các kênh thông tin của công ty, chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng offline/online, booking PR bài viết/video/hình ảnh/TVC…Mục đích cuối cùng là khiến khách hàng biết đến và nhận diện được thương hiệu bạn.
- Quan sát và báo cáo kết quả của dự án: Marketing du lịch phải theo dõi, điều phối và xử lý tính huống phát sinh trong quá trình dự án chạy, nắm được chỉ số, lượng tương tác phản hồi của khách hàng về những nội dung đang triển khai. Cuối cùng là lập báo cáo đánh giá được sự thành bại của cả dự án từ đó rút ra kinh nghiệm và sửa đổi cho lần sau.
2. Những kỹ năng cần phải có của một Marketing du lịch
Đã là kỹ năng thì hoàn toàn có thể trau dồi, học tập và bồi dưỡng ở trường lớp, sách báo, phương tiện truyền thông và để làm được nghề thì chắc chắn phải có trong tay những kiến thức và kỹ năng tối thiểu sau:
Kỹ năng về Marketing
Muốn là được việc trước hết bạn cần trang bị những kiến thức Marketing để hiểu hết một quy trình thực hiện của một chiến dịch/dự án. Không chỉ du lịch mà tất cả các ngành nghề khác khi có sự nhúng tay của Marketing đều cần tuân theo một số quy tắc về Marketing cơ bản để xác định được phân khúc và thị trường của loại hình kinh doanh của mình. Trong trường hợp bạn không tốt nghiệp từ ngành Marketing chính quy thì phải làm sao? Câu trả lời là hãy tự học từ sách bảo, phương tiện truyền thông hoặc hiện đang có nhiều khóa học ngắn – dài hạn cho bạn lựa chọn và trau dồi.

Kỹ năng lữ hành
Mặc dù không phải là chuyên sâu về du lịch, nhưng bạn cần hiểu những điểm đến, kiến thức lữ hành cơ bản để tạo ra những dự án có tính chất mới lạ, am hiểu sản phẩm tốt thì mới quảng bá, tiếp thị nó tốt được. Để rèn luyện kỹ năng này bạn có thể tham khảo qua sách vở, tạp chí, mạng xã hội, blog về du lịch, theo dõi các travel blogger nổi tiếng, nằm vùng các hội nhóm về du lịch, ẩm thực, bán tour.
Kỹ năng sáng tạo
Marketing cần tính sáng tạo để tạo ra những dự án mang lại hiệu ứng tốt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì thế bạn cần suy nghĩ, nghiên cứu và tìm kiếm tham khảo nhiều nội dung khác để lấy đó làm tư liệu sáng tạo ra cái mới.
Hiện nay, công việc nhân viên Marketing du lịch đang được các bạn trẻ khá yêu thích bởi môi trường trẻ trung, năng động, mang lại nhiều kỹ năng, trải nghiệm. Nếu bạn cũng đam mê và mong muốn làm nghề đừng ngần ngại học hỏi, nỗ lực trau dồi thật tốt để xin vào các công ty, doanh nghiệp, cơ quan du lịch, công ty truyền thông hoặc freelancer.
V. Kế toán Du lịch Lữ hành
Cơ hội việc làm rộng mở, chế độ đãi ngộ ổn định, nhân viên kế toán du lịch là một nghề đóng vai trò quan trọng trong công ty, doanh nghiệp làm du lịch. Để hiểu thêm về ngành nghề này, các bạn cùng theo dõi những thông tin được GetGoo Travel chia sẻ trong bài viết dưới dây.
1. Kế toán du lịch là gì? Cơ hội nghề nghiệp hiện nay
Kế toán du lịch là bộ phận đảm nhiệm công việc quản lý kinh tế, ghi chép, thực hiện những giao dịch trong toàn bộ quá trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp.
Kinh doanh các loại hình lữ hành luôn cần vị trí kế toán bởi việc thu chi diễn ra hàng ngày, cần người kiểm duyệt các khoản cho chuyến đi, trao đổi và giúp mọi hoá đơn chứng từ của bên cung ứng dịch vụ được minh bạch, rõ ràng. Là người báo cáo nguồn lợi nhuận, thuế và những vấn đề liên quan trực tiếp tới kinh tế của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thấy nhân viên kế toán du lịch đang là một nghề có nhiều cơ hội việc làm, các bạn học chuyên ngành kế toán có thể cân nhắc xin vào các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến du lịch để làm việc.
2. Công việc của nhân viên kế toán du lịch
Nhân viên kế toán du lịch cần vận dụng các nghiệp vụ kế toán để thực hiện các công việc trong một công ty lữ hành như sau:
- Lập kế hoạch chi tiết về vấn đề chi phí cho tour du lịch và lên danh sách khách hàng của các tour.
- Trao đổi, liên hệ với các đối tác, nhà cung ứng dịch vụ cho chuyến đi (lưu trú, ăn uống, đi lại…)
- Lên kế hoạch dự chi ngân sách và kiểm duyệt mọi khoản thu chi cho từng tour.
- Thực hiện tìm hiểu thông tin để lên chi phí đầu vào các tuyến tour theo định hướng của công ty, doanh nghiệp.
- Ghi chép, lưu giữ tất cả các khoản chi phí cho mọi tour và tiến hành tính chi phí thuế.
- Là người lập báo cáo tài chính và tính tiền lương cho công ty, xác định lời lỗ trong các tour.
Trên đây là một số công việc lữ hành điển hình của một nhân viên kế toán của công ty lữ hành, thực tế số lượng và tính chất công việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô công ty, đội ngũ nhân viên…
3. Yêu cầu cần có của nhân viên kế toán du lịch
Yêu cầu và cách thức của mỗi công ty mỗi khác, muốn xin vào một nơi bạn cần tìm hiểu xem công ty đang như thế nào để có phương án gửi CV và trả lời phỏng vấn tốt. Nhưng tựu chung, để trở thành một nhân viên kế toán giỏi trong ngành du lịch bạn cần trang bị một vài kỹ năng, yêu cầu cơ bản sau để làm việc tốt.
- Tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán và tài chính.
- Biết cách sử dụng thành thạo những phần mềm kế toán chuyên dụng và thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel).
- Đam mê với những con số: Kế toán là nghề làm việc mật thiết với những con số, bạn cần yêu thích và giữ tinh thần làm việc tỉnh táo, tỉ mỉ, chi tiết với chúng hàng ngày.
- Kỹ năng nghiệp vụ kế toán: Những chuyên môn bạn đã học cần được áp dụng nhuần nhuyễn, biết cách đọc số liệu, phân tích số liệu và tổng hợp thành báo cáo để nộp cho cấp trên (Trong các kỹ năng đây là kỹ năng quyết định năng lực của bạn trong công việc, hãy học tập và thực hành thành thạo khi đi làm bạn sẽ thuận lợi hơn)
- Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc: Với khối lượng nhiều bạn cần sắp xếp thời gian tối ưu, khoa học để công việc không bị tồn đọng, quá tải.
4. Thái độ làm việc khi là một kế toán du lịch
Khi trở thành một kế toán du lịch bạn cần biết những điều sau để không mắc sai lầm, bởi tiền và những con số luôn rất nhạy cảm và dễ sai sót. Điều tiên quyết là sự trung thực, đảm bảo tính chính xác, minh bạch tuyệt đối. Trong quá trình làm việc cần tập trung, tỉ mỉ, theo dõi công việc sát sao. Muốn thăng tiến và hưởng đãi ngộ cao bạn phải chứng minh được năng lực, chăm chỉ và có tính trách nhiệm cao.
5. Chế độ đãi ngộ và thu nhập của kế toán du lịch
Kế toán xưa nay nổi tiếng là nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định và có tiềm năng thăng tiến tốt sau một thời gian làm việc. Đối với nhân viên mới, mức lương dao động khoảng từ 8 – 12 triệu/tháng, còn với người có năng lực giỏi, thâm niên trong nghề lâu năm lương có thể lên tới 15 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn nữa. Đối với kế toán cấp cao trong doanh nghiệp lớn con số còn lớn hơn gấp nhiều lần, nhưng đổi lại kỹ năng, kinh nghiệm và sự linh hoạt cùng những cống hiến sẽ mang lại lương thưởng xứng đáng.
Bạn là yêu thích con số, thích làm việc trong môi trường công sở lại có niềm đam mê với du lịch thì nghề kế toán du lịch là một công việc lữ hành chắc chắn là sự lựa chọn hợp lý. GetGoo Travel hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ ở trong bài biết sẽ giúp ích bạn trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Tạm kết
Với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành sẽ cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn vàng “bùng nổ”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh với CHI PHÍ 0Đ (hoàn toàn miễn phí) cùng vô số lợi ích khác về quảng bá thương hiệu, phần mềm GetGoo Travel sẽ là một giải pháp công nghệ vô cùng tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay Demo đầy đủ tính năng phần mềm qua số HOTLINE: 0333376999 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
