Sau khi chứng kiến sự sụt giảm mạnh của du lịch nước ngoài trong năm 2020, ngành du lịch hiện đã dần quay về trạng thái ổn định khi du khách vô cùng mong chờ được xuất ngoại.
Mối lo lắng giảm xuống, nhu cầu du lịch tăng mạnh
Mối lo ngại về sự an toàn của điểm đến khi đi du lịch đang giảm dần theo thời gian. Vào tháng 10/2021, con số này là 8,21 điểm (trên thang điểm 10). Chỉ sau 1 tháng, mức độ lo ngại về an toàn giảm xuống 7,85 điểm và tiếp tục giảm xuống 6,15 điểm vào tháng 5/2022. Khi người Việt cảm thấy phấn chấn hơn, họ bắt đầu có kế hoạch du lịch nước ngoài.
Sau thời gian bị dồn nén do lệnh phong tỏa, du lịch trong nước và quốc tế được mở cửa và tăng trưởng nhanh chóng. 88,5% khách du lịch Việt Nam đã đi du lịch trong và ngoài nước trong 9 tháng đầu năm 2022.

65% du khách Việt chi nhiều hơn cho du lịch nước ngoài
Du khách Việt Nam đang có sự thay đổi về hành vi và xu hướng khi đi du lịch nước ngoài. 65% khách du lịch được khảo sát cho biết họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn cho các chuyến du lịch nước ngoài so với năm 2019. Đây được xem như một cách giúp giải tỏa căng thẳng do đại dịch gây ra.
Trước COVID-19, 48% du khách Việt Nam ưa thích các tour du lịch nước ngoài có hướng dẫn viên. Tuy nhiên, lựa chọn này đã giảm đáng kể khi chỉ có 20% khách du lịch sử dụng dịch vụ này vào mùa hè năm 2022. Hiện tại, họ thích đi du lịch nước ngoài một mình hoặc đi cùng với gia đình, bạn bè.
Dù trước hay sau đại dịch, chi phí dành cho các chuyến đi luôn là mối quan tâm được du khách đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của COVID-19, cùng với vấn đề chi phí, con người đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của điểm đến. 5 hoạt động phải làm đầu tiên của du khách Việt Nam khi ra nước ngoài là tham quan (72,09%), khám phá ẩm thực địa phương (66,8%), mua sắm tại trung tâm thương mại (57,3%), tham quan công viên giải trí (51,8%) và tham quan các điểm văn hóa (48,8%).

Du khách Việt Nam đang rút ngắn thời gian lên kế hoạch cho các chuyến du lịch nước ngoài dưới một tháng (62% năm 2022 so với 29,3% năm 2019). Họ có xu hướng tìm kiếm các cách đặt phòng linh hoạt hơn do mọi thứ đều không thể đoán trước. Thời gian lập kế hoạch ngắn hơn và đặt chỗ linh hoạt có thể giúp họ giảm thiểu rủi ro.
Tầng lớp trung lưu mới với mức chi tiêu nhiều hơn
tầng lớp trung lưu mới của Việt Nam sẽ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của du lịch nước ngoài. Họ có thu nhập ở mức khá ổn với bình quân đầu người hơn 15 triệu đồng hay 750 USD/tháng, chi tiêu hàng ngày cao hơn (xấp xỉ 30 USD). Cùng với đó, gần 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi được giáo dục tốt hơn và có thu nhập cao hơn các thế hệ trước.
Không chỉ chi tiêu nhiều hơn khi đi du lịch, họ còn có ý thức bảo vệ môi trường và tính bền vững của môi trường. Những điều này tạo nên một thị trường đầy hứa hẹn cho nhiều điểm đến.

Năm 2022 là năm đánh dấu giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi du lịch, khi mà tất cả các nhu cầu bị trì hoãn do đại dịch đã dần được thả lỏng và đáp ứng. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên chú ý một vài điều khi đi du lịch nước ngoài. Một số dự báo cho biết năm 2023 sẽ chứng kiến sự bùng nổ hơn nữa trong ngành du lịch. Các doanh nghiệp và điểm đến cần sớm nắm bắt những xu hướng mới, những thay đổi trong hành vi của du khách để đạt được những kết quả tốt trong thời gian này.
Tạm kết
Với cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành sẽ cần chuẩn bị tốt các nguồn lực để sẵn sàng cho giai đoạn vàng “bùng nổ”. Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh với CHI PHÍ 0Đ (hoàn toàn miễn phí) cùng vô số lợi ích khác về quảng bá thương hiệu, phần mềm GetGoo Travel sẽ là một giải pháp công nghệ vô cùng tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận ngay Demo đầy đủ tính năng phần mềm qua số HOTLINE: 0333376999 hoặc ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
